Làng Đông Cứu – Bảo tồn, lưu giữ giá trị nghề thêu truyền thống

Linh
Về làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội), người ta không khỏi choáng ngợp với những sản phẩm thêu phục vụ lễ hội với đủ màu sắc. Nhiều sản phẩm thêu truyền thống đặc trưng của làng như nghi môn, câu đối, trướng, tán, lọng, áo lễ hầu như có mặt ở khắp nơi trên cả nước...

Nằm bên phía hữu ngạn con sông Nhuệ, làng Đông Cứu từ xa xưa đã nổi danh trong nước với nghề thêu các loại trang phục lễ hội truyền thống. Nhiều sản phẩm thêu truyền thống đặc trưng của làng như: nghi môn, câu đối, trướng, tán, lọng, áo lễ… hầu như có mặt ở khắp nơi trên cả nước. Tương truyền, ông tổ nghề thêu Đông Cứu là tiến sĩ Lê Công Hành (1606 - 1661). Ông đã học được nghề thêu khi đi sứ phương Bắc và đem về dạy cho quê hương mình là làng Quất Động và các làng lân cận, trong đó có Đông Cứu.

Description: C:\Users\msi\Desktop\Lang theu Đông Cửu\01.jpg

Công cụ dùng trong nghề thêu khá đơn giản như: kim thêu, khung thêu các cỡ (kiểu tròn và kiểu chữ nhật), kéo, thước, bút lông, phấn mỡ, chỉ thêu các màu và vải thêu (vải trắng, sa tanh, lụa)...

Description: C:\Users\msi\Desktop\Lang theu Đông Cửu\09.jpg

Đối với kĩ thuật thêu, phối màu là một điều quan trọng tạo nên bức thêu đẹp, khẳng định được tay nghề người thợ. Đối với những tay thợ giỏi, trên sản phẩm thêu bao giờ cũng phải đảm bảo nghiêm ngặt chân mũi chỉ đều đặn, cánh chỉ như quyện lấy nhau, đường thêu mềm mại.